CÁCH VỆ SINH MÁY LẠNH ĐÚNG CÁCH VÔ CÙNG ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Cách vệ sinh máy lạnh là một trong những thông tin quan trọng người dùng cần quan tâm trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt cũng như bảo vệ sức khỏe gia đình, nếu bạn đang sở hữu sản phẩm này, đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây nhé!
1. Những lợi ích khi vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Bên cạnh lợi ích giúp luồng không khí lạnh thoát ra được sạch sẽ, trong lành, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, thì việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên còn mang đến nhiều lợi ích khác nữa.
Tăng tuổi thọ của máy lạnh
Trong suốt quá trình sử dụng, máy lạnh sẽ bị bám bẩn khá nhiều. Lớp bụi bẩn này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của máy, cũng như độ bền của linh kiện bên trong. Việc bảo trì và vệ sinh máy lạnh định kỳ và thường xuyên giúp cho máy lạnh được vận hành ổn định cũng như hạn chế những hư hỏng bên trong linh kiện, nên đảm bảo cho tuổi thọ cũng như độ bền của máy lạnh, giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể trong việc sửa chữa máy lạnh.
Tiết kiệm điện năng tiêu thụ
Máy lạnh là một trong những tác nhân khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng vọt, kể cả với các dòng máy lạnh tiết kiệm điện hiện nay. Nếu sau một thời gian dài sử dụng mà bạn không vệ sinh cũng như bảo trì định kỳ, máy lạnh dễ bị tình trạng bám bụi, khiến cho khả năng làm lạnh và công suất hoạt động của máy giảm, từ đó làm cho máy phải vận hành nhiều và tiêu tốn điện năng hơn để đạt được mức nhiệt độ mà bạn thiết lập.
Bạn có thể xem qua cách tính điện năng tiêu thụ cho các thiết bị điện trong gia đình tại đây để có thể nhẩm tính được tiền điện riêng cho máy lạnh trong vòng 1 tháng.
Chính vì thế mà vệ sinh máy lạnh định kỳ cũng là một phương pháp hữu hiệu để giúp tiết kiệm điện năng cho người dùng.
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng
Bên cạnh khả năng làm mát không khí, đa phần các dòng máy lạnh hiện nay đều được trang bị thêm tính năng lọc và làm sạch không khí, tương tự như những dòng máy lọc không khí trên thị trường, để loại bỏ đi các tác nhân gây ra bệnh hô hấp luẩn quẩn trong không khí như vi khuẩn, nấm mốc,..Máy lạnh tương tự như một “lá phổi” giúp người dùng được hít thở một bầu không khí trong lành, tốt cho sức khỏe. Chính vì thế nếu bạn không làm vệ sinh máy lạnh thường xuyên và đúng cách thì “lá phổi” sẽ bị nhiễm bẩn, trở thành địa điểm lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh trú ngụ và lây lan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
2. Nên vệ sinh máy lạnh định kỳ bao lâu một lần?
Tần suất thời gian thích hợp nhất để vệ sinh máy lạnh định kỳ là 5 – 6 tháng /lần, tuy nhiên, tùy theo khu vực và điều kiện môi trường nơi bạn sinh sống mà tần suất này có thể thay đổi, chẳng hạn như nơi sống có nhiều bụi bẩn thì bạn có thể vệ sinh 3 – 4 tháng/lần.
Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi những dấu hiệu bất thường từ máy lạnh để kịp thời vệ sinh bảo dưỡng.
Máy lạnh tỏa ra mùi hôi khó chịu
Sau một thời gian sử dụng, nếu cảm thấy luồng khí tỏa ra từ máy lạnh có mùi khó chịu thì đó chính là dấu hiệu cho biết rằng đã đến lúc bạn phải vệ sinh máy lạnh đi thôi! Nguyên nhân chính cho tình trạng này do máy đã quá bẩn và có thể đã bị nấm mốc bám vào bên trong lưới lọc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Máy lạnh tỏa hơi yếu, không đủ độ mát
Nếu bạn phát hiện máy chạy yếu đi, hoặc không đạt đúng độ mát như đã thiết lập dù đã mở máy trong một thời gian dài, thì rất có thể phần lưới lọc của máy đã bị bám bụi dày, ngăn không cho không khí lưu thông để tạo ra hơi mát.
Máy lạnh bị chảy nước hoặc bám tuyết
Tình trạng máy lạnh bị chảy nước thông thường có hai nguyên nhân phổ biến, đó là khi lắp đặt ống nước đã không tạo độ dốc nhất định để nước thoát ra, hoặc rất có thể do ống nước đã quá bẩn dẫn đến tắc nghẹt đường ống. Khi sửa chữa máy lạnh bị chảy nước, bạn hãy đặc biệt lưu ý và cẩn thận vì rất dễ gây chập điện mất an toàn và hư hỏng máy, tốt hơn hãy liên hệ với Trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để giải quyết nhé!
Còn nếu dàn lạnh của bạn bị bám tuyết khi mở mặt nạ máy kiểm tra, có thể nguyên nhân do dàn lạnh đã bị bám bụi quá lâu không được vệ sinh, ảnh hưởng đến công suất làm lạnh của máy.
Máy lạnh bị chảy nước, không khí thoát ra có mùi,... là những dấu hiệu cho thấy cần phải vệ sinh máy lạnh
3. Cách vệ sinh máy lạnh đơn giản và an toàn nhất tại nhà
Bạn có thể nhờ đến các đơn vị có cung cấp dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại nhà để giúp bạn xử lý, nhưng đồng thời, nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn bạn có thể tự mình kiểm tra cũng như vệ sinh máy lạnh đúng theo mong muốn theo như hướng dẫn tại bài viết này.
Bước 1: Kiểm tra kỹ hệ thống dàn lạnh và dàn nóng trước khi vệ sinh
Bước đầu tiên cực kỳ quan trọng trước khi bắt tay vào việc vệ sinh máy lạnh giúp bạn xác định đúng nguyên nhân máy lạnh chảy nước, hoặc máy lạnh không đủ mát và hỗ trợ quy trình làm vệ sinh được nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Kiểm tra xem có dị vật trong hệ thống máy hay không, chẳng hạn như xác côn trùng, đinh ốc, bụi bẩn, mạng nhện,..gây nghẽn máy
Kiểm tra các mối nối đường dây và đường gas, vì một trong những nguyên nhân khiến máy lạnh gặp vấn đề chính là rò rỉ gas. Đồng thời, việc kiểm tra các mối điện cũng giúp bạn nhanh chóng phát hiện những hư hỏng nếu có để tránh gây nguy hiểm cho cả gia đình.
Bước 2: Vệ sinh phần lưới lọc
Đầu tiên, bạn mở phần mặt nạ máy lạnh, cẩn thận tháo lưới lọc ra khỏi phần ngàm giữ trên thân máy bằng cách nắm và nhấc lên. Lưới lọc là bộ phận cản bụi bẩn và lọc sạch luồng không khí máy lạnh trước khi tỏa ra bên ngoài. Qua thời gian dài sử dụng , các lớp bụi bẩn sẽ tích tụ ngày càng nhiều, vây nên người sử dụng cần lưu ý để vệ sinh lưới lọc định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe.
Việc vệ sinh lưới lọc cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng bàn chải hoặc cọ mềm để phủi đi lớp bụi, sau đó xịt một lượng nước vừa đủ để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, Đối với lớp bụi bẩn lâu ngày cứng đầu, bạn có thể ngâm vào thau nước một khoảng thời gian ngắn trước khi làm sạch theo các bước trên. Tháo rời và vệ sinh phần lưới lọc để loại bỏ bụi bẩn tích tụ lâu ngày
Bước 3: Vệ sinh bộ phận cánh quạt đảo gió và khoang chứa
Để tiếp tục vệ sinh phần linh kiện bên trong, bạn tiếp tục tháo rời cánh quạt đảo gió và và phần ốp máy lạnh. Ở bước này, để làm sạch hiệu quả hơn, bạn cần dùng đến dung dịch vệ sinh máy lạnh chuyên dụng Coil Cleaner (Hóa chất dùng để làm sạch dàn lạnh). Loại hóa chất này có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng chuyên bán hóa chất trên thị trường
Cách tháo rời quạt đảo gió: đặt tay vào điểm giữa của khớp nối giữa và đẩy nhẹ để khớp bung ra, sau đó, tiếp tục cầm phần giữa cánh quạt và kéo xuống để giúp 2 khớp nối còn lại dễ dàng được tháo rời ra
Cách tháo rời ốp máy lạnh: Bên dưới điều hòa có các mũi tên ký hiệu ở hai bên trái phải, bạn lần lượt kéo nhẹ ở phần ốp ngay mũi tên trái và làm tương tự ở phía mũi tên phải nhé.
Sau đó, bạn hãy tiếp tục tháo rời cánh quạt và ốp máy lạnh để tiếp tục vệ sinh hệ thống bên trong nhé! Bạn cần thực hiện tuần tự theo 2 bước sau.
- Tháo rời cánh quạt và ốp máy lạnh
- Sử dụng dung dịch vệ sinh máy lạnh xịt một lượng vừa phải vào khe giữa của cánh quạt -> Chờ khoảng 10-15 phút để dung dịch thấm vào các lớp bụi bẩn và dùng khăn ướt lau sạch bề mặt là được.
Mẹo nhỏ là bạn hãy đặt vòi xịt nghiêng một góc 45 độ để làm sạch được hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử.
Bước 4: Lắp đặt lại lưới lọc bụi vào vị trí ban đầu
Sau khi vệ sinh hệ thống bên trong cũng như chờ cho lưới lọc khô ráo hẳn, bạn tiến hành lắp lưới lọc trở ngược vào máy lạnh theo thứ tự tháo rời ban đầu. Vậy là xong rồi đấy, quá đơn giản đúng không nào?
Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn biết vệ sinh máy lạnh đúng cách ngay tại nhà!
Xem thêm